đời sống

Một phụ nữ bán đồ kỉ niệm ở Havana

Một phụ nữ bán đồ kỉ niệm ở Havana

Việt Nam, Cuba vẫn như ta với mình? * Hiến pháp hiện thời của Cuba có Điều 5, cũng dành cho Đảng Cộng sản Cuba, tổ chức tiền phong của đất nước, quyền lãnh đạo tối cao dưới ánh sáng của tư tưởng José Marti và chủ nghĩa Mác-Lênin.

Nét Việt ở Havana * Trên đường vào thủ đô, nhìn nhà cửa cũ, tường vôi bạc mầu và phượng đang nở rực là điều gợi nhớ cho tôi nhất về quê nhà.

Một thoáng Cuba * Đường vào thủ đô và ngay trong Havana có nhiều cây xanh. Hoa phượng đang nở rực. Nhiều nhà đã cũ, nước vôi bạc mầu, xuống cấp. Nhiều công trình xây dựng bỏ dở.

Người Hoa vươn ra thế giới * Ba thập niên qua, người Mỹ đã tiêu dùng hàng giá rẻ do bàn tay công nhân người Hoa làm ra. Trong những thập niên tới, dân Mỹ sẽ có cơ hội chào đón những công nhân này tại các tụ điểm du lịch nổi tiếng của Hoa Kỳ.

“Nước mắm Phú Quốc” ở Mỹ! * Mỗi năm thế giới tiêu thụ gần 200 triệu lít nước mắm Phú Quốc, nhưng chỉ có chừng 5 đến 8% là chính hiệu sản xuất từ hải đảo này.

Giao thông biểu hiện nếp sống văn minh * Việt Nam đang có dự định xây hệ thống xe điện ở Sài Gòn. Khi hoàn thành thì đã chậm hơn các nước Đông Á có đến 20 năm hơn vì Seoul, Bangkok, Đài Bắc, Singapore, Hồng Kông đã có xe điện từ lâu rồi. Đến lúc đó lưu lượng xe ở Sài Gòn sẽ giảm, nhưng không biết tinh thần tôn trọng luật lệ giao thông của người Việt có lên cao hơn?

Thư gia đình, 1976

Thư gia đình, 1976

Một thời mong những trang thư * Người đưa thư bây giờ mỗi ngày vẫn lái chiếc xe mầu xanh trắng quen thuộc qua khu tôi ở, bỏ vào hòm thư trước nhà những tờ quảng cáo, tạp chí, nhưng không còn đem theo chút hương quê nhà hay tình thân của bạn bè mà tôi đã một thời mong đợi. Vào mỗi buổi chiều khi tan trường về.

Los Cabos: nước lụt và biển xanh * Xếp hàng từ tám giờ tối, ba giờ sáng mới đến lượt mình. Người quản lí rất nhã nhặn, nói tiếng Anh trôi chảy. Anh hỏi thăm chúng tôi từ đâu tới, huyên thuyên chuyện California là nơi anh đã sống qua. Anh nói khách sạn sẽ đền bù cho gia đình chúng tôi 5 ngày, bao ăn luôn, trong khách sạn RIU ở Mexico hay trong vùng Caribbean.

Rong chơi miệt quê * Giữa đêm, thêm một cơn mưa rào lác đác rớt trên mái lều làm tôi tỉnh giấc. Chờ mưa ngừng hẳn. Vén lều đi ra. Đêm miền quê California không tiếng dế, tiếng ếch nhái. Chỉ khò khè tiếng ngáy từ vài căn lều chung quanh.

Du khách là đại sứ văn hoá * Sống ở nước ngoài các em dễ có cơ hội đi du lịch, tiếp cận với nhiều nền văn hoá thế giới và sẽ hổ thẹn với sự nghèo nàn của văn hoá cội nguồn, một nền văn hoá thực ra cũng có bề dày nhiều nghìn năm.

Di sản Văn hoá châu Á – Thái Bình Dương * Trong sinh hoạt văn hoá Mỹ, tháng Năm được gọi là Tháng Di sản Văn hoá châu Á và Thái Bình Dương. Những nơi có đông người gốc Á sinh sống như California, New York thường có nhiều hoạt động để vinh danh và phô trương nét đẹp của một nền văn hoá trải dài hơn năm nghìn năm.

Múa quạt do đoàn vũ Danny Nguyễn biểu diễn trong Bảo tàng châu Á hôm 19-5-2012

Hương vị quê nhà * Hôm qua đi chợ, thấy chai Red Boat loại 500 mL, giá 7 đô 99 xu. Hỏi chủ tiệm, ông nói đó là nước mắm duy nhất chính hiệu sản xuất từ Việt Nam, nhưng không bán được nhiều.

Cây trái quê nhà * Cây trái trồng ở quê nhà không thơm ngon lắm. Những hạt giống Việt được ươm trồng nơi đất tốt như California, Florida đã sinh ra nhiều hương hoa ngon ngọt hơn.

Đêm ngắm sao trời * Ngày còn bé đi học, nghe thày cô nói sao trên trời như cát dưới biển là điều khó tin. Sống ở thành phố lung linh ánh điện chẳng bao giờ thấy được bầu trời nhiều sao như đêm nay.

Quán nem ở Abidjan, Côte d’Ivoire 1985

Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 3] * Chỉ có vài nghìn người Việt trong số hơn một triệu cư dân mà Abidjan cũng có đến chục nhà hàng, nhiều ki-ốt bán nem, bánh tôm chiên bên đường, có vài tiệm thực phẩm Việt. Món ăn Việt như thế cũng hấp dẫn và được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới đấy chứ.

Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 2] * Thấy một nhà hàng Việt, nhưng không phải tiệm đang muốn đến. Tên Kim Hoa thật to trên bảng hiệu đập vào mắt. Dưới là tủ kính bày nhiều chậu hoa che khuất phía trong. Vì đã đói nên tôi vào tiệm này thay vì tiếp tục đi tìm nhà hàng Le Dalat.

Người Việt và nem, phở ở châu Phi [Bài 1] * Đi bộ vài bước, nơi góc đường thấy hai chú bé da đen đứng bán hàng sau một tủ kính phiá trước có sơn những chữ: “NEM 75F, Beignet de crevette 50F”

Từ Vegas đến Zion * Đoạn đường quanh co leo đèo. Nhiều chỗ phải dừng lại để chờ có đến 15 phút cho xe phiá ngược chiều chạy trước vì chỉ có một đường đi. Xe qua hầm xuyên núi, tối om. Ánh sáng lọt vào qua 5 khuôn cửa sổ đục rải bên hông đường hầm. Đi 10 dặm mất gần cả tiếng đồng hồ.

“Hola, hola” thiên đường hạ giới * Du khách đọc sách cạnh hồ bơi hay trên những chiếc giường với màn voan phất phơ trong gió, lãng mạn, tình tứ. Nằm nghe sóng vỗ, gió biển thổi mà quên đi mọi chuyện. Đúng là thiên đường hạ giới.

Cuối năm nghĩ về đời sống và kĩ thuật * Con người thực dường như đang dần biến mất để chúng ta phải nói chuyện với máy, làm bạn qua không gian ảo. Tôi cho đó là một sự thụt lùi về đời sống xã hội so với tiến bộ kĩ thuật.

Paris, Pháp quốc

Đại lộ Champs Elysées và Khải Hoàn Môn, Paris

Cảm xúc ghi vội ở châu Âu * Điệu nhạc Ý cao vút, lãng mạn. Với tôi còn mơ hồ kí ức ca từ: Xin làm con đò chở nhân gian qua. Bờ bến trăm năm, thân trú mịt mù…

Apple đầu tiên của tôi * Dù đại đa số chúng ta không quen biết ông nhưng tôi tin chắc rằng Steve Jobs đã để lại trong kí ức mỗi người ít nhiều kỉ niệm vì ông đã sống bên cạnh trái tim (iPhone), nằm kề bên khối óc (iPod) của chúng ta từ nhiều năm qua.

Vui chơi theo giòng Colorado * Trước khi chia tay nhau có gia đình nói về đến nơi sẽ ăn bún măng, có người chọn cháo gà, bún riêu. Trên đường từ Vegas trở lại vùng San Francisco, tôi hỏi nhà tôi và các con muốn ăn gì khi về đến nhà, các con chọn phở, nhà tôi chọn thịt heo với rau sống cuốn bánh tráng. Còn tôi chọn bát cơm với canh mồng tơi và cà ghém.

Cà phê cánh diều * Tôi không ngạc nhiên lắm với lối ăn mặc như thế trong một số quán cà phê Việt ở California. Cách đây vài năm, cùng bạn từ nhiều nơi tụ về nam California họp mặt, chúng tôi đã rủ nhau đến Café Dĩ Vãng 2 ở Little Saigon. Dạo đó tôi đã thấy những cánh diều như thế rồi.

Mỹ Linh hát, Bằng Kiều hài * Không học hát mà ca hay, còn hài cũng chẳng được đào tạo chính quy nhưng anh nói ra câu nào là khán giả cười câu đó.

Mỹ Linh và Bằng Kiều trong đêm hát gây quỹ cho VNHelp ở San Jose tối 15.10.2011

Ăn nhậu cuối tuần * Món ăn Mễ dù cay nhưng vẫn hấp dẫn được nhiều người Mỹ vì không có nước mắm. Các món ăn Việt, nếu không nêm nước mắm thì không tới nhưng nhiều người Mỹ chưa quen được mùi vị của nước mắm.

Tuyết rơi và hồi tưởng * Bây giờ hồi tưởng lại thấy lúc đó mới qua Mỹ tiếng Anh còn kém nên chưa hiểu nhiều, chẳng biết “black ice” mùa đông là gì và cứ lái xe qua núi trong đêm lạnh mù sương đầy hiểm nguy mà không biết.

Từ Mexico City nghĩ về Việt Nam * Quảng trường ở nhiều thủ đô trên thế giới là nơi người dân tập trung trong những ngày cuối tuần, những dịp lễ lạt. Hà Nội có Quảng trường Ba Đình nhưng mấy lần tôi đến và nhận ra nơi đây thường vắng vẻ.

Dấu chỉ 12.21.12 đã gần đến? * Những nhà nghiên cứu lịch Maya tiên đoán rằng ngày 21.12.12 là lúc các hành tinh cùng nằm trên một đường thẳng và do bởi súc hút và từ trường phát ra, quả đất sẽ bị những thiên tai khủng khiếp.

World Cup ở San Francisco: hâm hâm chưa sốt? * Hoa Kỳ đã bao thuê những cầu thủ bóng đá lừng danh thế giới như Pelé, Beckham về để huấn luyện, dìu dắt cho đội bóng đá Mỹ. Nhưng đến nay đội tuyển Mỹ vẫn còn đứng ở vị trí khiêm nhường trong làng bóng đá thế giới.

World Cup hạ màn, Paul còn sống * Không biết Paul có sống được bốn năm nữa không. Nếu còn, 2014 tôi sẽ hướng về Brazil và đánh cá theo chọn lựa của Paul. Mỗi trận 20 đô-la.

Hoa hậu Hoàn vũ nhìn từ nước Mỹ * Nhưng nghĩ Việt Nam không có nơi tổ chức là tôi đã lầm. Bằng chứng là những gì chiếu trên màn hình ti-vi tối hôm qua. Chương trình đã diễn ra thật hoành tráng.

Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều * Từ cấp hai các em đã học và làm bài về nguồn gốc gia đình. Học sinh lớp 7, lớp 8 thường có đề án viết về con đường đến Hoa Kỳ của các em hay của bố mẹ ông bà và bài tường trình về một quốc gia, thường là quê hương nguồn cội. Lên cấp ba những đề tài tương tự được mở rộng hơn.

Where are you from? Về tính cách công dân và nguồn cội * Đối với một người da trắng, dù họ có đến Hoa Kỳ đã mấy đời thì bây giờ họ cũng chỉ hơn tôi được một điều là quyền ứng cử tổng thống, vì tôi không được sinh ra bởi bố mẹ có quốc tịch Mỹ.

Chớm đông trên đỉnh Yosemite * Vì ở trên cao mấy nghìn bộ và chung quanh bao bọc bởi những ngọn núi, nổi tiếng như Half Dome, El Captain, Cathedral nên trong thung lũng chiều tàn rất sớm. Hơn ba giờ chiều, nắng nghiêng nghiêng rọi vào thác Yosemite toả ra cụm mầu cầu vồng.

Truyền thông quốc tế và lễ nhận chức của Barack Obama

Truyền thông quốc tế và lễ nhận chức của Barack Obama

Cali đón Tết Tầu, Tết Ta… và Tổng thống Obama * Năm nay ông tổng lãnh sự đổi mới, không mặc âu phục mà là áo dài gấm xanh đội khăn đóng ra chúc Tết bà con, quan khách. Đây là lần thứ nhì tôi thấy bộ áo truyền thống được khoác lên người một lãnh đạo Việt Nam.

Ra thăm quê hương của Tổng thống Obama * Ông Obama sinh ra tại Hawaii năm 1961, chỉ hai năm sau khi những hòn đảo nằm giữa biển Thái Bình chính thức gia nhập liên bang cách đây đúng nửa thể kỷ. Nơi đây vị tổng thống Mỹ đương nhiệm đã sống quãng đời niên thiếu cho đến khi tốt nghiệp trung học.

Lời chia tay cùng talawas * Hy vọng hương hoa talawas sẽ lan toả và một ngày không xa chúng ta có cơ hội gặp lại nhau trong vườn hoa tươi những sắc mầu trên quê hương Việt Nam. Lúc đó sẽ vui biết bao.

tsunami từ Nhật đến California * Cảnh tsunami đánh vào bờ biển Nhật làm tôi nhớ đến phim 2012 với núi lở, lửa thiêu, sóng thần nổi lên khắp nơi. Sau cùng chỉ còn một con tàu sống sót. Như cơn đại hồng thuỷ trong Thánh kinh với con tàu của ông Noah.

Nghe BBC Việt ngữ từ Tết Mậu Thân 1968 * Sau ngày 26.3.2011 tới đây, tôi biết trong đời sống của bác tôi sẽ như thiếu thốn, mất mát một cái gì đó rất thân thương.

Thứ Sáu Tuần Thánh và Thập Giá Cứu Chuộc * Were You There là một Thánh ca của người Mỹ gốc châu Phi rất thường được hát trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh để tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Gốm Việt Nam. Bảo tàng châu Á, San Francisco

Gốm Việt Nam. Bảo tàng châu Á, San Francisco

San Francisco: một ngày rong chơi, đi tìm văn hoá cội nguồn * Thôi. Chuyện nguồn gốc hãy để qua một bên vì thời tiền sử mơ hồ lắm. Chỉ có chuyện lịch sử của những di dân đến Mỹ lập nghiệp từ hơn thế kỉ qua là rõ ràng.

Tân hôn, tân niên và giao duyên * Văn nghệ trong tiệc cưới ngoài vài bài hát Việt quen thuộc về ngày tân hôn, khách còn được thưởng thức những vũ điệu qua tiếng trống hải đảo Hawaii và miền Nam Thái Bình Dương như Samoa, Tonga, Fiji.

Cuối tuần mùa hạ ở San Jose * Tàu đỗ bến Downtown. Cửa mở. Những tiếng rít, tiếng nổ lớn ùa vào tai. Dòng người tuôn ra. Ðông thiệt là đông. Chỉ trong khoảnh khắc tôi nhận ra những âm thanh ồn ào là tiếng bánh xe nghiến trên đường đua và tiếng nổ lớn phát ra từ những ống khói xe.

Trại tập trung Dachau: lịch sử và lòng khoan dung của dân tộc Đức * Nước Ðức thất trận, chịu cảnh phân chia Ðông-Tây, nhưng điều đáng ca ngợi là dù dưới bàn tay Ðức Quốc Xã mà hàng triệu người bị giết, nhưng trên nước Ðức nay còn lưu lại chứng tích cho thế hệ mai sau, để lại những bài học lịch sử, chứ người Ðức không chối bỏ, xoá đi.

Tản mạn mùa cưới * Phần lại quả, tôi chỉ mang máng hiểu rằng khi ăn uống xong, nhà gái sẽ bỏ ít lễ vật vào mâm quả trao lại cho nhà trai mang về. Nói đến con heo quay, có người bảo cứ chặt làm hai, nhà trai mang về một nửa.

Thủ tục đầu tiên ở DMV * Vài thập niên trước, những người tị nạn như tôi đến Hoa Kỳ đều phải trải qua hai nơi để làm những giấy tờ cần thiết và thường phải chờ đợi dài cổ là tại sở DMV và sở INS (Immigration and Naturalization Services) tức Sở Di trú và Nhập tịch mà nay đã nhập vào Bộ Nội an.

Bác Phương * Bác về San Jose sống với các anh chị. Mỗi dịp ghé thăm, nghe bác kể chuyện quê nhà, chuyện ngày xưa mà không khỏi xúc động vì những gian nan cuộc đời mà bác đã trải qua, về tình cảnh gia đình khốn khó ở quê nhà.